"Chúng ta xã hội hóa để các tổ chức,ÔngNguyễnĐắcVinhBộ789bet vi cá nhân tham gia biên soạn sách giáo khoa (SGK) nhưng trong phát triển sự nghiệp giáo dục nguyên tắc là Nhà nước vẫn phải giữ vai trò chủ đạo. Vì giáo dục là quốc sách hàng đầu, là vấn đề là trọng đại của đất nước. Giáo dục phổ thông là giáo dục con người, là kiến thức nền tảng của các thế hệ. Bây giờ nói Nhà nước không nên làm, thậm chí không được biên soạn SGK. Chỉ có có các tổ chức xã hội được biên soạn SGK có phù hợp không?", ông Vinh nói.
Không phải Nhà nước làm thì xã hội không được làm nữa
*Bộ trưởng Bộ GD-ĐT khi giải trình có nói Nhà nước đã ban hành chương trình giáo dục phổ thông là pháp lệnh, đồng thời kiểm soát nội dung SGK qua thẩm định?
Nếu chỉ thẩm định thì Bộ GD-ĐT rất khó có thể thể hiện được hết chức trách của mình. Bây giờ Nhà nước muốn phát triển nội dung nhưng mà các nhà xuất bản hoặc người biên soạn sách không làm hoặc không làm được thì sao. Do đó, trong trường hợp Bộ GD-ĐT chỉ thực hiện thẩm định SGK, tức là Bộ GD-ĐT chỉ bảo đảm không để lọt những vấn đề chưa đúng, còn băn khoăn thôi. Trong trường hợp, có nội dung, thậm chí có những cuốn sách tư nhân không làm được hoặc làm chất lượng không cao thì trách nhiệm của Bộ GD-ĐT ở đâu?
*Nhưng việc Bộ GD-ĐT tham gia làm một bộ SGK, nhiều người cũng cho rằng sẽ lãng phí vì hiện đã có 3 - 4 bộ rồi, thưa ông?
Có ý kiến cho rằng Nhà nước biên soạn sách là lãng phí, nhưng ta hiểu rằng bất cứ tổ chức, cá nhân nào biên soạn sách cũng phải bỏ kinh phí để thực hiện. Một trong những nguyên nhân giá SGK hiện nay cao là vì phải chi trả cho các chi phí này. Bây giờ nói có 3 bộ rồi, Nhà nước không cần làm, sẽ lãng phí. Vậy nếu không phải Bộ GD-ĐT mà một tổ chức nào đó làm thì có lãng phí không?
Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội không đi ngược lại chủ trương xã hội hóa việc biên soạn SGK. Nhà nước rất khuyến khích chuyện tham gia, biên soạn ra những bộ sách tốt. Cái đấy rất đúng. Điều mà đoàn giám sát nói đến là trách nhiệm của Nhà nước, của các cơ quan Nhà nước trong lĩnh vực giáo dục và một trong những nội dung rất cụ thể là việc phát triển SGK. Tôi muốn nhấn mạnh ở đây là phát triển SGK, chứ không phải biên soạn.
Nghị quyết 88 của Quốc hội giao cho Bộ GD-ĐT tổ chức việc biên soạn một bộ sách là để thể hiện trách nhiệm của Nhà nước ở trong vấn đề này. Đoàn giám sát kiến nghị tiếp tục thực hiện việc này chứ không nói rằng Bộ GD-ĐT làm một bộ sách thì những tổ chức, cá nhân khác không được làm đâu?
*Có ý kiến chuyên gia đề xuất có thể chọn phương án trung hòa: Nhà nước tập trung biên soạn những SGK cốt lõi, đặc thù, cần sự hỗ trợ và phát triển trực tiếp từ Nhà nước. Nhà nước không cạnh tranh trực tiếp ở các môn học mà các bộ sách xã hội triển khai thành công?
Quan điểm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị quyết về giám sát rất rõ ràng. Quan điểm này dựa trên tính nguyên tắc, tức là không thay đổi chủ trương xã hội hóa nhưng Nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo trong đó, vì giáo dục là quốc sách hàng đầu.
Còn đương nhiên khi làm phải phù hợp với thực tiễn. Vì mình đã có chủ trương xã hội hóa thì mình phải làm sao cho hài hòa để đạt được mục tiêu cuối cùng là có được những sản phẩm tốt nhất, chất lượng tốt và phục vụ cho dân, phải nhấn mạnh nữa là phải phù hợp với nhân dân.
Tôi thấy Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn khi giải trình trước Quốc hội cũng không phản đối quan điểm này và thấy đó là việc cần thiết. Tới nay chỉ còn 1 năm nữa sẽ hoàn thiện toàn bộ chương trình và đánh giá lại lứa học sinh đầu tiên của chương trình mới. Khi đó, Bộ GD-ĐT sẽ đánh giá và đề xuất phương án cụ thể. Tức là nguyên tắc thì phải giữ nhưng làm thế nào cho tốt thì sẽ phải cân nhắc tình hình thực tiễn.
Một chương trình, nhiều SGK thì không cần lựa chọn
*Nhiều người cũng lo ngại là nếu có một bộ SGK của Nhà nước thì sẽ quay trở lại độc quyền, thưa ông?
Nếu ta đặt câu hỏi ngược lại thì như thế nghĩa là Nhà nước không được làm SGK? Về mặt nguyên tắc thì nội dung bình đẳng như nhau. Chúng ta không cần thành tích là có bao nhiêu người tham gia biên soạn SGK mà là nội dung của SGK thật tốt. Nếu có một bộ mà đáp ứng được yêu cầu, chất lượng, phù hợp với người dân cũng được chứ sao. Còn nhiều bộ sách mà người dân vẫn chấp nhận mua, chấp nhận sử dụng, đáp ứng nhu cầu học tập phong phú đa dạng cũng không sao cả.
Tôi nói ví dụ ở vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, học sinh đâu có cần nhiều bộ SGK. Ở nhiều nước còn miễn phí SGK, cấp không cho học sinh. Tất cả đều do Nhà nước làm.
*Nhưng chắc chắn là khi có bộ SGK của Nhà nước thì giáo viên sẽ có tâm lý chỉ chọn bộ sách này?
Bây giờ trở lại với nguyên tắc, một chương trình, nhiều SGK là gì? Nếu đúng tinh thần một chương trình, nhiều SGK thì trong một tiết học, thầy cô giáo, học sinh có thể dùng SGK nào cũng được mới là đúng. Cho nên, đáng ra quyền lựa chọn sách nào là của học sinh, phụ huynh. Tại sao lại phải chọn bộ này, bộ kia. Nếu bộ sách không hay, không hấp dẫn, không dễ sử dụng sẽ không được sử dụng.
Hiện nay, chúng ta làm chưa đạt đến đích cuối cùng là trong một tiết học dùng sách nào cũng được. Chỗ này học sách này rồi nhưng đưa sách khác vào học thì lệch pha, rất khó. Đúng ra, một chương trình nhiều SGK thì cùng tiết toán lớp 5 thì ngồi ở đâu, dùng sách nào cũng được mới đúng. Như thế, trên thị trường có 5 quyển sách toán, nếu có điều kiện tôi mua cả 5 quyển cho con tôi có sao đâu.
Còn bộ SGK của Nhà nước luôn là cái nền. Chỗ người ta không có tiền mua các bộ tốt hơn, Nhà nước hoàn toàn có thể can thiệp và hỗ trợ dễ hơn nhiều. Chẳng hạn, Nhà nước có chính sách riêng để hỗ trợ hoặc với những môn đặc thù, khó quá mà xã hội không quan tâm hoặc làm chưa tới thì Nhà nước có thể nỗ lực làm tốt hơn.
Chưa kể trong tổng thể, Nhà nước thường xuyên quan tâm, theo dõi, cập nhật, phát triển nội dung giáo dục. Đó là việc lớn của chúng ta. Nếu ủy thác hết cho các tổ chức khác thì nếu họ làm không được thì sao? Vậy trách nhiệm của Nhà nước ở đâu?
*Xin cảm ơn ông!