Chiều 7.11,ệnphảitựlokinhphítỉđồngbồithườngchogiáoviênthắngkiệthiên hạ bet một lãnh đạo Sở Tài chính Đắk Lắk cho biết Sở đang tham mưu cho UBND tỉnh có văn bản trả lời tờ trình của UBND H.Krông Pắk về việc xin bổ sung kinh phí chi trả cho giáo viên bị chấm dứt hợp đồng thắng kiện và án phí nộp vào ngân sách Nhà nước.
Theo lãnh đạo Sở Tài chính Đắk Lắk, UBND H.Krông Pắk phải tự bố trí kinh phí thi hành án. Bởi lẽ, các giáo viên bị chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) thắng kiện UBND H.Krông Pắk không thuộc đối tượng bồi thường trong luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Trước đó, căn cứ vào các bản án đã có hiệu lực thi hành và án phí nộp vào ngân sách Nhà nước, ngày 9.10, UBND H.Krông Pắk có tờ trình gửi UBND tỉnh Đắk Lắk và Sở Tài chính đề nghị bổ sung hơn 2,1 tỉ đồng (bao gồm cả lãi suất) để chi trả cho giáo viên bị chấm dứt HĐLĐ trên địa bàn đã thắng kiện các trường và UBND H.Krông Pắk (đơn vị có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến các vụ kiện của giáo viên).
Từ năm 2021 đến nay, nhiều giáo viên bị chấm dứt HĐLĐ đã khởi kiện nhà trường và UBND H.Krông Pắk ra tòa. Trong đó, 5 giáo viên bị Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai (H.Krông Pắk) chấm dứt HĐLĐ đã khởi kiện, được TAND hai cấp ở Đắk Lắk tuyên án, buộc Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai và UBND H.Krông Pắk liên đới bồi thường tổng cộng hơn 1,2 tỉ đồng. Tương tự, một giáo viên khác cũng được tòa án tuyên buộc Trường THCS Ea Kly và UBND H.Krông Pắk có trách nhiệm liên đới bồi thường hơn 175 triệu đồng.
Như Thanh Niênđã thông tin, từ năm 2011 - 2015, UBND H.Krông Pắk đã ồ ạt ký HĐLĐ mà không xem xét đến nhu cầu thực tế và chỉ tiêu biên chế, dẫn đến dư thừa hơn 500 giáo viên hợp đồng ở các cấp THCS, tiểu học và mầm non. Sau đó, nhiều giáo viên hợp đồng tại huyện này đã phải mất việc.
Đến năm 2018, UBND H.Krông Pắk ra thông báo buộc nhiều giáo viên hợp đồng tại các trường học trên địa bàn phải thôi việc, với lý do “việc tuyển dụng trước đó không đúng quy định, gây vượt chỉ tiêu biên chế được cấp trên giao”. Trong số giáo viên bị buộc thôi việc, có 6 giáo viên khởi kiện về việc huyện đã tuyển dụng nhưng sa thải trái quy định, gây mất quyền lợi của họ.
Trong đó, 5 người nguyên là giáo viên tại Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai, gồm: Nguyễn Ánh Dương, Nguyễn Tuấn Anh, Trịnh Thị Bích Hạnh, H’Dim Niê, Lương Văn Chinh cùng khởi kiện. Một giáo viên khác bị buộc thôi việc tại Trường THCS Ea Kly là bà Nguyễn Thị Bình cũng khởi kiện.
Cả hai vụ kiện đã được 2 cấp tòa án xét xử sơ thẩm và phúc thẩm tuyên án. Theo đó, vào tháng 4.2022, TAND tỉnh Đắk Lắk đã có bản án tuyên buộc Trường THCS Ea Kly và UBND H.Krông Pắk có trách nhiệm liên đới bồi thường cho bà Nguyễn Thị Bình hơn 175 triệu đồng. Tháng 6.2022, TAND tỉnh Đắk Lắk tuyên buộc Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai và UBND H.Krông Pắk cùng chung trách nhiệm bồi thường gần 1,3 tỉ đồng cho 5 giáo viên.
Mặc dù đã được tuyên thắng kiện hơn một năm nay nhưng 6 giáo viên bị buộc thôi việc trên vẫn chưa nhận được tiền bồi thường.