TheđãvétkhođểcungcấpvũkhíchoUkrainekhóviệntrợthêb29. beto tờ báo, Ukraine đang phải đối mặt với nguy cơ sẽ có cắt giảm cả nguồn cung cấp vũ khí và tài chính khi "các vết nứt xuất hiện" trong sự hỗ trợ của phương Tây.
Vị quan chức hôm 2.10 nói với Politico rằng các nước EU "không thể tiếp tục cung cấp từ kho dự trữ của mình". Dù sự hỗ trợ chính trị có thể vẫn còn mạnh mẽ, nhưng nguồn tin này thừa nhận EU "đã cung cấp tất cả mọi thứ có thể mà không tự làm suy yếu an ninh của chính mình".
Trong một bài báo khác hôm 3.10, Politico đưa tin việc hỗ trợ tài trợ cho chính phủ Ukraine đang có nhiều rạn nứt hơn bao giờ hết.
Việc Quốc hội Mỹ tuần trước không phân bổ tiền viện trợ trong ngân sách tạm thời, chiến thắng bầu cử của cựu Thủ tướng Slovakia Robert Fico và tranh chấp ngoại giao đang diễn ra của Kyiv với Ba Lan đều gửi "tín hiệu lạnh sống lưng".
Chính phủ Ukraine dự kiến sẽ nhận được ít nhất 42,8 tỉ USD từ các nhà tài trợ quốc tế vào năm tới, như đã nêu trong ngân sách dự kiến.
Theo một nguồn tin ngoại giao, dự kiến sẽ có nhiều tranh cãi về ngân sách chung của EU, và vì vậy "không ai dám đoán trước điều gì" trong thời điểm này. Một nhà ngoại giao khác cho rằng một vấn đề lớn đối với châu Âu là mối lo ngại Washington có thể bỏ rơi Ukraine.
Một diễn đàn về công nghiệp quốc phòng ở Ukraine mới đây nằm trong nỗ lực tăng cường sản xuất quân sự trong nước. Các hãng Rheinmetall của Đức và BAE có trụ sở tại Anh đã đưa ra một số cam kết mở cơ sở sản xuất tại Ukraine.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã đưa ra ý tưởng dùng tài sản Nga bị tịch thu để đầu tư xây dựng trụ sở sản xuất. Tuy nhiên, Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal cho rằng các nhà máy sẽ không an toàn. Ông cho biết 37 cơ sở của Ukraine đã bị hư hại do các cuộc tấn công của Nga.
Trong khi đó, giới chức Nga nhiều lần tuyên bố các địa điểm sản xuất vũ khí do nước ngoài tài trợ ở Ukraine sẽ được coi là mục tiêu quân sự hợp pháp.